Luận Văn 2S - Trung Tâm Viết Luận Văn Thuê

Luận Văn 2S là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực viết luận văn thuê, viết thuê tiểu luận, báo cáo thực tập... Uy tín, chất lượng | Luận Văn 2S

Nguồn nhân lực là gì? Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Trong mọi tổ chức hay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu đề ra. Vậy, nguồn nhân lực là gì và vai trò của nguồn nhân lực được thể hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Khái niệm nguồn nhân lực là gì?

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ bản thân của từng con người bao gồm hai mặt là thể lực và trí lực.
Liên Hợp Quốc định nghĩa nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của con người có quan hệ đến sự phát triển của cá nhân và đất nước. Con người cũng được xem là một nguồn vốn như các loại vốn vật chất như vốn tiền tệ, công nghệ hay tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực được thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất là về số lượng, tức là tổng số những người trong độ lao động làm việc mà nhà nước quy định và thứ hai là về chất lượng, tức là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức của người lao động.

nguon nhan luc la gi

Nguồn nhân lực là gì?

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?

  • Thứ nhất, nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc hoạch định nhân lực đúng người người, đúng việc cho từng phòng ban là hoạt động mang tính chiến lược cả về dài hạn lẫn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Về ngắn hạn, nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho việc hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất và cung ứng dịch vụ trong thời gian kế hoạch. Về dài hạn, sự ổn định về nguồn nhân lực sẽ giúp việc sản xuất và chuỗi cung ứng thuận lợi cũng như góp phần giữ văn hóa và bản sắc của doanh nghiệp từ đó tạo nên vị thế cạnh tranh cho tổ chức.
  • Thứ hai, nguồn nhân lực sẽ tạo ra nguồn lực vô tận cho tổ chức. Con người luôn có sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm hoặc đưa ra những ý tưởng mới cho việc sản xuất và kinh doanh. Để làm được điều này, người làm nhân sự phải có tầm chiến lược và hiểu rõ về tâm lý con người. Như vậy, cần tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, mở ra các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nhân viên học hỏi và không ngừng hoàn thiện nhân viên để họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
  • Đối với xã hội: Nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong xã hội giữ vai trò là nền tảng để khai thác và phát triển các nguồn lực khác từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tổ chức.

Xem thêm:

Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực

Kết cấu nguồn nhân lực theo vị trí của bộ phận nguồn nhân lực

Có 3 loại sau:
Nguồn nhân lực chính: Là nguồn nhân lực lao động lớn nhất, đảm đương quá trình hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước và đang ở trong độ tuổi lao động.
Nguồn nhân lực phụ: Là nguồn nhân lực tùy theo sức của mình có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế trong thời gian nhất định. Đây  là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động, trên hoặc dưới độ tuổi lao động. Tại các nước đang phát triển, nguồn lực phụ này khá lớn.
Nguồn nhân lực bổ sung: Là bộ phận nguồn nhân lực bổ sung từ các nguồn khác, sẵn sàng tham gia làm việc như những người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp ra trường, người hết hạn  nghĩa vụ quân sự,…
Nguồn nhân lực phản ánh khả năng, sức lao động của xã hội, vùng hoặc địa phương trong thời điểm nhất định. Nguồn nhân lực là bộ phận đang tạo ra của cải vật chất, tinh thần chủ yếu cho xã hội và quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.

Nguồn bài viết:

Nguồn nhân lực là gì? Khái niệm, quy mô nguồn nhân lực Việt Nam