Luận Văn 2S - Trung Tâm Viết Luận Văn Thuê

Luận Văn 2S là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực viết luận văn thuê, viết thuê tiểu luận, báo cáo thực tập... Uy tín, chất lượng | Luận Văn 2S

Tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết tiểu luận chuẩn dành cho sinh viên

Đối với các bạn sinh viên thì việc làm các bài tiểu luận là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập chương trình đại học. Bài tiểu luận sẽ giúp giảng viên đánh giá được năng lực, khả năng vận dụng kiến thức và ứng dụng thực tế của sinh viên. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên năm nhất, khái niệm về tiểu luận là gì và cách trình bày tiểu luận vẫn còn là một câu hỏi lớn. Để giải đáp nội dung này, các bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ, báo cáo của người viết về một vấn đề trong một môn học hoặc một vấn đề thực tiễn từ đó rút ra những kết luận, đưa ra những kết quả mới, đóng góp ý kiến hoặc đề xuất giải pháp để thực hiện và cải tiến vấn đề. Bài tiểu luận thường có độ dài tư 5 đến 25 trang phụ thuộc vào nội dung thực hiện.

Thông qua bài tiểu luận, bạn sẽ thể hiện được khả năng thông hiểu các vấn đề liên quan, khả năng suy nghĩ phân tích, tu duy logic sáng tạo cũng như am hiểu các vấn đề thời sự trong và ngoài nước,…Để thực hiện tiểu luận đạt yêu cầu, các bạn cần có phương thức học tập hiệu quả.

Tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết tiểu luận

Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận chuẩn

Trước hết, bạn cần lựa chọn đề tài tiểu luận phù hợp. Nếu giảng viên để các bạn tự lựa chọn đề tài trong phạm vi môn học, bạn cần nghiên cứu chọn những đề tài mà mình thích và phù hợp với yêu cầu của môn học, phù hợp với nội dung mà giảng viên đề ra. Tránh việc lựa chọn đề tài một cách qua loa, không liên quan đến trọng tâm bài học sẽ khiến các bạn lan man và mất thời gian xử lý lại.

Chương 1: Phần mở đầu

Tại phần này, bạn nên đề cập đến các thông tin có tính chất gợi mở, gây tò mò về đề tài mà mình thực hiện. Phần mở đầu thường gồm các nội dung như lý do bạn chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài, tên đề tài tiểu luận, mục đích nghiên cứu,…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tại phần này, bạn cần đưa ra các lý thuyết liên quan được sưu tầm từ các tài liệu trong nước và nước ngoài với mục đích làm nền tảng, cơ sở vững chắc cho đề tài mà mình thực hiện.

Chương 3: Thực trạng và đánh giá

Tại đây, người viết cần nêu lên thực trạng về vấn đề mà bài tiểu luận đề cập cũng như những đánh giá khách quan và chủ quan về vấn đề đó.

Chương 4: Giải pháp, kết luận

Người viết sẽ nêu lên suy nghĩ, bài học kinh nghiệm mà mình rút ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng như đề xuất những phương hướng mới trong thời gian tới. Phần này dựa trên thực trạng, khó khăn và vướng mắc mà vấn đề còn gặp phải đã nêu trong chương 2. Các ý kiến, quan điểm cá nhân trên cơ sở khách quan, thể hiện cái nhìn đa chiều của người viết luôn được đánh giá cao.

Trên đây là những thông tin cơ bản và khái quát về tiểu luận là gì cũng như cách trình bày tiểu luận chi tiết, cụ thể. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin và hướng dẫn phù hợp.

Nguồn bài viết: 

https://luanvan2s.com/tieu-luan-la-gi-huong-dan-viet-va-trinh-bay-bai-tieu-luan-chi-tiet-nhat-bid16.html