Luận Văn 2S - Trung Tâm Viết Luận Văn Thuê

Luận Văn 2S là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực viết luận văn thuê, viết thuê tiểu luận, báo cáo thực tập... Uy tín, chất lượng | Luận Văn 2S

Nguồn nhân lực là gì? Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Trong mọi tổ chức hay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu đề ra. Vậy, nguồn nhân lực là gì và vai trò của nguồn nhân lực được thể hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Khái niệm nguồn nhân lực là gì?

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ bản thân của từng con người bao gồm hai mặt là thể lực và trí lực.
Liên Hợp Quốc định nghĩa nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của con người có quan hệ đến sự phát triển của cá nhân và đất nước. Con người cũng được xem là một nguồn vốn như các loại vốn vật chất như vốn tiền tệ, công nghệ hay tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực được thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất là về số lượng, tức là tổng số những người trong độ lao động làm việc mà nhà nước quy định và thứ hai là về chất lượng, tức là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức của người lao động.

nguon nhan luc la gi

Nguồn nhân lực là gì?

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?

  • Thứ nhất, nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc hoạch định nhân lực đúng người người, đúng việc cho từng phòng ban là hoạt động mang tính chiến lược cả về dài hạn lẫn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Về ngắn hạn, nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho việc hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất và cung ứng dịch vụ trong thời gian kế hoạch. Về dài hạn, sự ổn định về nguồn nhân lực sẽ giúp việc sản xuất và chuỗi cung ứng thuận lợi cũng như góp phần giữ văn hóa và bản sắc của doanh nghiệp từ đó tạo nên vị thế cạnh tranh cho tổ chức.
  • Thứ hai, nguồn nhân lực sẽ tạo ra nguồn lực vô tận cho tổ chức. Con người luôn có sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm hoặc đưa ra những ý tưởng mới cho việc sản xuất và kinh doanh. Để làm được điều này, người làm nhân sự phải có tầm chiến lược và hiểu rõ về tâm lý con người. Như vậy, cần tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, mở ra các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nhân viên học hỏi và không ngừng hoàn thiện nhân viên để họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
  • Đối với xã hội: Nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong xã hội giữ vai trò là nền tảng để khai thác và phát triển các nguồn lực khác từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tổ chức.

Xem thêm:

Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực

Kết cấu nguồn nhân lực theo vị trí của bộ phận nguồn nhân lực

Có 3 loại sau:
Nguồn nhân lực chính: Là nguồn nhân lực lao động lớn nhất, đảm đương quá trình hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước và đang ở trong độ tuổi lao động.
Nguồn nhân lực phụ: Là nguồn nhân lực tùy theo sức của mình có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế trong thời gian nhất định. Đây  là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động, trên hoặc dưới độ tuổi lao động. Tại các nước đang phát triển, nguồn lực phụ này khá lớn.
Nguồn nhân lực bổ sung: Là bộ phận nguồn nhân lực bổ sung từ các nguồn khác, sẵn sàng tham gia làm việc như những người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp ra trường, người hết hạn  nghĩa vụ quân sự,…
Nguồn nhân lực phản ánh khả năng, sức lao động của xã hội, vùng hoặc địa phương trong thời điểm nhất định. Nguồn nhân lực là bộ phận đang tạo ra của cải vật chất, tinh thần chủ yếu cho xã hội và quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.

Nguồn bài viết:

Nguồn nhân lực là gì? Khái niệm, quy mô nguồn nhân lực Việt Nam

Nghiên cứu khoa học là gì? Mục đích thực hiện nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động được tổ chức thường xuyên tại các trường học cũng như các trung tâm nghiên cứu, khoa học. Trong bài viết này, cùng 

https://luanvan2s.com/ tìm hiểu rõ hơn về nghiên cứu khoa học cũng như các yêu cầu cần đảm bảo khi thực hiện nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học là gì?

Khoa học được hiểu là một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành qua quá trình lịch sử và không ngừng phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn xã hội. Hệ thống tri thức bao gồm: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

Nghiên cứu khoa học chỉ hoạt động tìm kiếm, xem xét,điều tra hay thử nghiệm. Từ đó dựa trên số liệu, tài liệu,…thu thập được để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, thế giới tự nhiên và xã hội để đưa ra những phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, có giá trị hơn. Những người muốn làm nghiên cứu khoa học cần có một trình độ kiến thức, chuyên môn nhất định về lĩnh vực mà mình nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu khoa học là hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người đảm nhận thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học khác như chương trình, dự án,…

Nghiên cứu khoa học là gì?

Mục đích thực hiện nghiên cứu khoa học là gì?

Thực hiện nghiên cứu khoa học nhằm những mục đích cơ bản sau:

Mục đích nhận thức: tức là việc phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người liên quan đến thế giới, giúp chúng ta phát hiện ra những quy luật liên quan đến thế giơi xung quanh và phát triển thêm cho kho tàng tri thức nhân loại.

Mục tiêu sáng tạo: Việc thực hiện nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động có trong đời sống- xã hội để từ đó nâng cao trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với các lĩnh vực hoạt động hiện có.

Mục tiêu kinh tế: Việc phát hiện ra những phương pháp, phương tiện mới có thể ứng dụng vào các mặt kinh tế từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Mục tiêu văn hóa và văn minh: Thực hiện nghiên cứu khoa học giúp mở mang tri thức, nâng cao trình độ văn hóa và là bước cơ bản giúp con người hoàn thiện hơn, đưa xã hội tiến lên một trình độ văn minh mới.

Yêu cầu đặt ra khi nghiên cứu khoa học là gì?

Tính mới: Đây là yêu cầu đầu tiên trong nghiên cứu khoa học. Một đề tài nghiên cứu cần hướng đến phát hiện những cái mới và không trùng lặp với các nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Để đạt được điều này cần có sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.

Tính thông tin: Một kết quả nghiên cứu khi công bố cần được kiểm chứng lại nhiều lần vì một công trình nghiên cứu luôn được thực hiện bởi nhiều người trong các điều kiện khác nhau. Kết quả nghiên cứu đảm bảo đủ độ tin cậy về bản chất của sự vật, hiện tượng.

Tính khách quan: Tức là sự trung thực trong nghiên cứu. Để làm được điều này, người nghiên cứu không được nhận định một cách chủ quan, vội vàng theo cảm tính của mình mà cần kiểm tra lại kết luận xem đã hoàn toàn chính xác chưa.

Tính kinh tế: Mục đích khi nghiên cứu khoa học là đạt được hiệu quả về kinh tế nên khi thực hiện nghiên cứu cần chú ý đến yêu cầu này.

Xem thêm:

Các đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên

Đề cương nghiên cứu khoa học chuẩn nhất 2022

Có thể nói rằng, đề cương chính là kế hoạch chi tiết của một nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc viết đề cương là công việc không thể thiếu khi làm nghiên cứu. Vậy, đề cương nghiên cứu khoa học là gì và cần thực hiện như thế nào? Cùng luanvan2s.com tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé.

Đề cương nghiên cứu khoa khọc là gì?

Đề cương nghiên cứu khoa học được hiểu là một bản khoa học được thực hiện và công bố ở giai đoạn đầu khi bạn thực hiện đề tài nghiên cứu, mô tả khái quát nội dung khi thực hiện dề tài. Ngoài ra, nó cũng có thể hiện tính cấp thiết và khả thi của đề tài đối với thực tiễn. Đối với nghiên cứu sinh hay học viên, sinh viên thì đề cương khoa học giữ vai trò báo cáo xin phép thực hiện triển khai nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học là gì?

Đề cương nghiên cứu khoa học là gì?

Mục đích viết đề cương nghiên cứu khoa học

Đề cương được viết ra nhằm thực hiện các mục đích như sau:

Thứ nhất, đề cương giúp người thực hiện nghiên cứu có thể tự mình đánh giá lại ý tưởng và xem xét các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu mà mình thực hiện.

Thứ hai, trong trường hợp nghiên cứu theo nhóm, đề cương là công cụ cần thiết để hướng dẫn các thành viên trong nhóm nghiên cứu đi đúng hướng và cùng nhau thực hiện một đề tài.

Thứ ba, đề cương được xem là phương tiện cần thiết để trình lên đội đồng nghiên cứu, hội đồng y đức xét duyệt trước khi bắt tay thực hiện nghiên cứu.

Thứ tư, một đề cương chi tiết, có tính thuyết phục cao sẽ là công cụ hữu ích giúp các bạn xin hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Các bước viết đề cương nghiên cứu khoa học

Thực hiện đề cương nghiên cứu khoa học gồm các bước như sau:

Bước 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: Trong phần này, bạn cần nêu được lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu đối với đề tài khoa và các các câu hỏi nghiên cứu có liên quan cũng như các khái niệm quan trọng đối với đề tài nghiên cứu và cần triển khai để mọi người dễ hiểu nhất.

Bước 2: tổng quan về cơ sở lý luận nghiên cứu: Bạn cần thể hiện được sự quan trọng của câu hỏi đưa ra trong đề tài và tình trạng của chủ đề nghiên cứu trong và ngoài nước như thế nào. Mối liên hệ giữa cơ sở lý luận đề tài và vấn đề nghiên cứu khoa học mà đề tài đề cập đến, những tranh luận của các tác giả liên quan đến lĩnh vực này là gì?

Bước 3: Phương pháp nghiên cứu: Bạn cần trình bày những phương pháp nghiên cứu mà mình cần sử dụng như phương pháp định tính, phương pháp định lượng,…mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng giúp bạn thể hiện được nội dung mà mình muốn truyền tải. Bên cạnh đó, bạn cần chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, định nghĩa các từ khó xuất hiện trong nghiên cứu và xác định rõ đối tượng mà mình sẽ nghiên cứu là gì cũng như đưa ra mẫu nghiên cứu để thực tế hóa vấn đề nghiên cứu.

Bước 4: Đề cập đến ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu để phục vụ việc tham khảo đề tài một cách chính xác nhất.

Bước 5: Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu để phù hợp với nội dung đề tài.

Bước 6: Tiến độ thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu của bạn dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu

Bước 7: Các tài liệu tham khảo: Bạn cần lập danh mục các tài liệu tham khảo mà mình sử dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết đề cương nghiên cứu khoa học. Để tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản dành cho sinh viên, tham khảo ngay tại: 

https://luanvan2s.com/cac-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-don-gian-bid99.html

Tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết tiểu luận chuẩn dành cho sinh viên

Đối với các bạn sinh viên thì việc làm các bài tiểu luận là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập chương trình đại học. Bài tiểu luận sẽ giúp giảng viên đánh giá được năng lực, khả năng vận dụng kiến thức và ứng dụng thực tế của sinh viên. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên năm nhất, khái niệm về tiểu luận là gì và cách trình bày tiểu luận vẫn còn là một câu hỏi lớn. Để giải đáp nội dung này, các bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ, báo cáo của người viết về một vấn đề trong một môn học hoặc một vấn đề thực tiễn từ đó rút ra những kết luận, đưa ra những kết quả mới, đóng góp ý kiến hoặc đề xuất giải pháp để thực hiện và cải tiến vấn đề. Bài tiểu luận thường có độ dài tư 5 đến 25 trang phụ thuộc vào nội dung thực hiện.

Thông qua bài tiểu luận, bạn sẽ thể hiện được khả năng thông hiểu các vấn đề liên quan, khả năng suy nghĩ phân tích, tu duy logic sáng tạo cũng như am hiểu các vấn đề thời sự trong và ngoài nước,…Để thực hiện tiểu luận đạt yêu cầu, các bạn cần có phương thức học tập hiệu quả.

Tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết tiểu luận

Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận chuẩn

Trước hết, bạn cần lựa chọn đề tài tiểu luận phù hợp. Nếu giảng viên để các bạn tự lựa chọn đề tài trong phạm vi môn học, bạn cần nghiên cứu chọn những đề tài mà mình thích và phù hợp với yêu cầu của môn học, phù hợp với nội dung mà giảng viên đề ra. Tránh việc lựa chọn đề tài một cách qua loa, không liên quan đến trọng tâm bài học sẽ khiến các bạn lan man và mất thời gian xử lý lại.

Chương 1: Phần mở đầu

Tại phần này, bạn nên đề cập đến các thông tin có tính chất gợi mở, gây tò mò về đề tài mà mình thực hiện. Phần mở đầu thường gồm các nội dung như lý do bạn chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài, tên đề tài tiểu luận, mục đích nghiên cứu,…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tại phần này, bạn cần đưa ra các lý thuyết liên quan được sưu tầm từ các tài liệu trong nước và nước ngoài với mục đích làm nền tảng, cơ sở vững chắc cho đề tài mà mình thực hiện.

Chương 3: Thực trạng và đánh giá

Tại đây, người viết cần nêu lên thực trạng về vấn đề mà bài tiểu luận đề cập cũng như những đánh giá khách quan và chủ quan về vấn đề đó.

Chương 4: Giải pháp, kết luận

Người viết sẽ nêu lên suy nghĩ, bài học kinh nghiệm mà mình rút ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng như đề xuất những phương hướng mới trong thời gian tới. Phần này dựa trên thực trạng, khó khăn và vướng mắc mà vấn đề còn gặp phải đã nêu trong chương 2. Các ý kiến, quan điểm cá nhân trên cơ sở khách quan, thể hiện cái nhìn đa chiều của người viết luôn được đánh giá cao.

Trên đây là những thông tin cơ bản và khái quát về tiểu luận là gì cũng như cách trình bày tiểu luận chi tiết, cụ thể. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin và hướng dẫn phù hợp.

Nguồn bài viết: 

https://luanvan2s.com/tieu-luan-la-gi-huong-dan-viet-va-trinh-bay-bai-tieu-luan-chi-tiet-nhat-bid16.html

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến trực tuyến mới nhất

Thời gian gần đây, nền giáo dục của chúng ta chịu tác động khá lớn từ đại dịch Covid 19, điều này đã khiến chúng ta chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học trực tuyến. Điều này đã mang đến cho giáo viên và học sinh cả lợi ích lẫn thách thức.Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp dạy học này và một số sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến đã được giáo viên thực hiện và được đánh giá cao nhé.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng như máy tính, phần mềm và đường truyền: Nhà trường cần tổ chức hướng dẫn giáo viên tiếp cận các phần mềm dạy học để giáo viên lựa chọn và sử dụng phần mềm đảm tính đơn giản, hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất và tận dụng tối đa các phương tiện nhằm hỗ trợ giáo viên khi dạy học trực tuyến.

Cần cung cấp cho giáo viên phần mềm dạy học có bản quyền để giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm thời gian, đường truyền ổn định và cập nhật các tính năng mới nhất mà các phần mềm miễn phí không có.

Thứ hai, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tức là, giáo viên cần sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Giáo viên nên lập nhóm để trao đổi, hỗ trợ phụ huynh khi gặp khó khăn khi học tập tại nhà. Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến học sinh, giáo viên có thể thông báo ngay để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục, hạn chế tối đa việc học bị gián đoạn.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin. Điều cần thiết đối với giáo viên khi dạy học trực tuyến là nghiên cứu, sử dụng thành thạo các chức năng trong phần mềm dạy học trực tuyến.

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến các cấp

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết sáng kiến thuê chuyên nghiệp tại Luận Văn 2S: 

https://luanvan2s.com/viet-thue-sang-kien-kinh-nghiem-bid63.html

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến mới nhất

  1. Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến đối với học sinh cấp 1 tại trường tiểu học Sơn Ca.
  2. Kinh nghiệm khai thác tài liệu, tư liệu giảng dạy trên Internet trực tiếp vào bài giảng và các công cụ hỗ trợ trình chiếu linh hoạt trong dạy học môn văn tại trường THCS Trần Phú.
  3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ công nghệ thông tin tại trung tâm tin học- Ngoại ngữ Đà Nẵng.
  4. Ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm tin học trong đối mới phương pháp dạy học môn tin học tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh.
  5. ứng dụng phần mềm Adobe Presenter vào soạn giáo án E-learning trong dạy học môn tin THPT Lam Sơn.
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm trực tuyến thông qua Google form.
  7. ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh hiệu quả tại các trường tiểu học hiện nay.
  8. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các dạng bài phong cách ngôn ngữ- ngữ văn THPT hiện nay.
  9. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại trường THCS Trần Văn Ơn.

Tham khảo nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến hơn tại: 

https://luanvan2s.com/sang-kien-kinh-nghiem-ve-day-hoc-truc-tuyen-bid344.html

Tiểu luận kỹ năng giao tiếp mới nhất miễn phí

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản của con người, là một năng lực sống của cá nhân. Kỹ năng giao tiếp nếu được phát triển tốt sẽ trở thành nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật ứng xử,… Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng giao tiếp và một số đề tài tiểu luận kỹ năng giao tiếp qua bài viết này nhé.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Khái niệm kỹ năng giao tiếp được tiếp cận theo nhiều khía cạnh với các quan điểm như sau:

Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng những tri thức về giao tiếp và sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách hài hòa, hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.

Theo đó, kỹ năng giao tiếp gồm các kỹ năng như: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân,…

Kỹ năng giao tiếp còn được hiểu là sự thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó diễn ra trong quan hệ giao tiếp bằng cách sử dụng vốn hiểu biết, vốn tri thức về con người, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng, điều kiện bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích đề ra.

Kết luận: Kỹ năng giao tiếp được hiểu là sự thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó trong quan hệ giao tiếp bằng cách sử dụng vốn hiểu biết và tri thức giao tiếp, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng, tự bản thân hoặc có sự hỗ trợ của người khác nhằm đạt được mục đích đề ra.

Kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng vì từ đó con người điều chỉnh bản thân, hòa nhập theo các chuẩn mực xã hội, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người có một vị thế nhất định trong xã hội.

Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta hướng đến hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực, đó là giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lòng khoan dung, đức độ,…từ đó giúp chúng ta trưởng thành và tạo nên những giá trị cuộc sống tích cực.

Kỹ năng giao tiếp giúp tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Giao tiếp là phương tiện để chúng ta kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và người khác, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc, học tập và bày tỏ nhu cầu của bản thân.

(Nguồn: https://luanvan2s.com/ky-nang-giao-tiep-la-gi-bid278.html)

Tiểu luận kỹ năng giao tiếp

Đề tài tiểu luận kỹ năng giao tiếp

Một số đề tài tiểu luận về kỹ năng giao tiếp

  1. Kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp tại cơ quan, doanh nghiệp.
  2. Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý hiện đại. Các nhà lãnh đạo, quản lý tại Việt Nam cần có kỹ năng giao tiếp nào để điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
  3. Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Những ứng dụng trong thực tế.
  4. “Niềm vui nhân lên, nỗi buồn vơi đi” trong giao tiếp kinh doanh của doanh nghiệp.
  5. Tiểu luận kỹ năng giao tiếp: Năng lực giao tiếp kinh doanh của sinh viên ngành kế toán quản trị kinh doanh tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  6. Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đến tiểu luận kỹ năng giao tiếp. Luận Văn 2S mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê của chúng tôi nếu bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận của mình nhé!

Tiểu luận triết học về con người dễ thực hiện

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức nên mỗi người cần phải đào tạo trình độ học vấn, năng lực của mình để đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi và phát triển khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng như hiện nay. Vì thế, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về triết học về con người và một số đề tài tiểu luận triết học về con người qua bài viết này nhé.

Quan điểm triết học Mác- Lênin về con người

Bản chất con người: Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C. Mác và Ăng ghen đã tạo nên một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất của con người. Từ con người thực tiễn, con người hiện thực và con người cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả những nội dung văn hóa- lịch sử của nó. Các ông không xem xét bản chất ocn người một cách cô lập và phiến diện mà đặt nso trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Con người sống dựa vào tự nhiên tương tự như mọi sinh vật khác nhưng điều khác biệt khiến con người sở dĩ trở thành con người chính là ở chỗ nó không chỉ sống dựa vào tự nhiên.

Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người như sau: Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của một cá nhân riêng biệt mà là tổng hòa của tất cả những quan hệ xã hội.

Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mà thông qua các hoạt động thực tiễn để làm biến động đời sống xã hội cũng như biến đổi chính bản thân mình. Tức là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hào của toàn bộ quan hệ xã hội.

Tiểu luận triết học về con người

Một số đề tài tiểu luận triết học về con người tiêu biểu:

  1. Triết học về con người và vai trò của con người trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
  2. Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay.
  3. Phân tích quan điểm triết học của Mác- Lênin về vấn đề con người mà Đảng ta đã vận dụng vào việc phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
  4. Vận dụng quan điểm triết học của Mác- Lênin về bản chất con người trong việc phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức.
  5. Nghiên cứu về phạm trù con người và vấn đề về con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam.
  6. Phân tích vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam.

Xem thêm:

Danh sách đề tài tiểu luận triết học cao học không chuyên

Trên đây là những thông tin cơ bản của triết học về con người và một số đề tài tiểu luận triết học về con người dễ thực hiện. Triết học về con người là một nội dung quan trọng, có vai trò làm nền tảng cho mọi sự phát triển về kinh tế - xã hội. Chúng tôi hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Nếu bạn vẫn còn những khúc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện bài tiểu luận triết học của mình, hãy tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại Luận Văn 2S để nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia nhé!